Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

Ngải cứu là gì

Ngải cứu là gì?


Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H'mông), cỏ linh li (Thái), danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.


Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con.

Tác dụng của cây ngải cứu là gì?


Theo Live and Feel (một trang web về sức khỏe) ngải cứu có chứa glucose, tannis, chlorophyll, axit malic, vitamin B và vitamin C, chống nhiễm khuẩn, đặc tính chống tiêu chảy cũng như các lợi ích sức khỏe khác.

Hệ tiêu hoá


Theo Great Home Remedies, ngải cứu có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Chính vì lợi ích này nên ngải cứu có công dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra.

Ngải cứu hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm bớt đau bụng, đầy hơi và khí đốt, tăng cường sự thèm ăn.

Theo website Herbs2000, ngải cứu có chứa cả chamazulene - một chất chống viêm tự nhiên hoạt động như thuốc nhuận tràng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.

Cũng theo Holistic Online, ngải cứu là phương pháp tự nhiên để chống giun sán, giun kim và giun tròn.

Tăng cường hệ thống miễn dịch


Theo Herbs2000, ngải cứu có đặc tính có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch. Ăn ngải cứu giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể, chống sốt và nhiễm trùng.

Ngoài ra, ngải cứu kết hợp với bạc hà có thể điều trị cúm, sốt và ngộ độc thực phẩm. Các đặc tính khử trùng của ngải cứu giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn gây sốt.

Các đặc tính khử trùng của ngải cứu giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn gây sốt.

Tốt cho trí nhớ


Theo Home Remedies Great, ngải cứu có chứa một chất gọi là absinthin. Absinthin được coi là một loại thuốc giảm đau có chất gây mê có ảnh hưởng đến não để thúc đẩy sự thư giãn và loại bỏ căng thẳng, lo lắng.

Nếu sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ có lợi trong việc điều trị chứng đau nửa đầu và điều tiết khí.

Chữa lành vết thương ngoài da


Những loại dầu chiết xuất từ ​​ngải cứu được coi như một chất chống viêm, một loại dầu sử dụng khi cơ bắp đau.

Ngoài ra còn hỗ trợ trong việc chữa lành vết thương, vết bầm tím, vết cắt, bong gân, viêm loét và côn trùng cắn.

Dầu chiết xuất từ ngải cứu có thể gây mê toàn thân và sử dụng để làm thuốc giảm đau viêm khớp, đau lưng hay thấp khớp và dây thần kinh.

Tốt cho phụ nữ


Ngải cứu cũng có lợi trong việc điều hòa kinh nguyệt và lợi tiểu, làm giảm chướng bụng khi hành kinh. Ngoài ra ngải cứu cũng làm giảm các cơn đau.